Khuyết tật cũng là một vấn đề nhân quyền - người khuyết tật là một trong những người bị phân biệt đối xử nhiều nhất trên thế giới, họ thường xuyên bị bạo lực, định kiến và từ chối quyền tự chủ cũng như phải đối mặt với các rào cản trong việc chăm sóc mọi mặt trong đời sống.
Khuyết tật là một ưu tiên trong việc phát triển kinh tế xã hội - tỷ lệ người khuyết tật phổ biến cao hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn, đặc biệt khuyết tật và nghèo đói thường đi đôi với nhau.
- Hơn 1 tỷ người sống chung với các khuyết tật của cơ thể: Khoảng 15% dân số thế giới sống với tình trạng khuyết tật, trong đó bao gồm khoảng 93 triệu trẻ em và 720 triệu người lớn gặp khó khăn đáng kể trong hoạt động về mọi mặt.
- Số lượng người khuyết tật đang tăng lên đáng kể: Cùng với sự gia tăng của dân số, số người khuyết tật cũng tăng theo thời gian. Ngày càng có nhiều người khuyết tật do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thay đổi nhân khẩu học bao gồm già hóa dân số và sự gia tăng toàn cầu của các tình trạng sức khỏe mãn tính… cũng tăng nguy cơ khuyết tật đáng kể của một người.
- Những người khuyết tật bị ảnh hưởng nhiều hơn trong đại dịch COVID-19: Đại dịch COVID-19 khiến người khuyết tật phải đối mặt với nhiều nguy cơ gia tăng và dẫn đến các hậu quả tàn khốc. Người khuyết tật có rủi ro nhiễm COVID-19 và phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong vì bệnh hơn do yếu kém về mặt sức khoẻ, sự chăm sóc và các điều kiện sống khác, cũng như các ảnh hưởng lâu dài sau dịch thì liệu họ có thể vượt qua hay không?
- Người khuyết tật thường không được chăm sóc sức khỏe cần thiết: Một nửa số người khuyết tật không được chăm sóc sức khỏe so với một phần ba số người không bị khuyết tật. Trong khi đó các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, hệ thống y tế cũng không được đảm bảo, thường không đầy đủ thiết bị hoặc thiếu năng lực… nên chưa thể đáp ứng nhu cầu được chăm sóc ngày càng tăng lên của người khuyết tật, họ không được hưởng dịch vụ một cách trọn vẹn. Hơn thế nữa họ cũng phải đối mặt với những rào cản trong việc tiếp cận - họ có nguy cơ bị đối xử tệ hơn gấp 4 lần và khả năng bị từ chối chăm sóc sức khỏe cao hơn gần 3 lần so với người không khuyết tật.
- Những người khuyết tật có nhiều khả năng thất nghiệp hơn những người không bị khuyết tật: Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Theo dữ liệu toàn cầu cho thấy tỷ lệ việc làm ở nam khuyết tật (53%) và nữ khuyết tật (20%) thấp hơn nam không khuyết tật (65%) và nữ không khuyết tật (30%). Ở các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), sự khác biệt còn rộng hơn, với tỷ lệ việc làm ở người khuyết tật là 44% so với người không khuyết tật là 75%.
- Người khuyết tật dễ bị nghèo đói: Một khi vấn đề việc làm cho người khuyết tật chưa được giải quyết, họ không có nguồn thu nhập để có thể tự nuôi sống bản thân và chăm lo cho gia đình dẫn đến điều kiện sống của họ trở nên tồi tệ hơn - bao gồm thiếu lương thực, nhà ở tồi tàn, không được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh - hơn những người không bị khuyết tật. Ngoài ra họ còn thể chịu thêm các chi phí từ chăm sóc y tế, thiết bị trợ giúp hoặc hỗ trợ cá nhân do các khuyết tật của cơ thể.
- Người khuyết tật cũng cần được tiếp cận và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng: Thông qua các dịch vụ và hỗ trợ thích hợp, người khuyết tật có thể tham gia vào các hoạt động xã hội như bất kỳ ai khác để nâng cao đời sống tinh thần, chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, 40% người khuyết tật nói chung không được đáp ứng các yêu cầu về sự trợ giúp.
Khuyết tật là một vấn đề nhân quyền, Công ước về Quyền của Người Khuyết tật (CRPD) là để thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo các quyền con người cho tất cả những người khuyết tật. Công ước nhằm thúc đẩy việc thừa nhận các quyền con người đối với người khuyết tật, những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và các rào cản ngăn cản họ tham gia vào xã hội. Cho đến nay, hơn 170 quốc gia và tổ chức hội nhập khu vực đã ký Công ước và hơn 130 quốc gia đã phê chuẩn.
Mỹ Hạnh - CDC Đồng Tháp
-
Hội nghị trực tuyến đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng chiến dịch mùa xuân (23.02.2022)
-
AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NGÀY TẾT “BÌNH THƯỜNG MỚI” (07.02.2022)
-
Cũng cố và nâng cao năng lực cho cán bộ phòng, chống sốt xuất huyết (12.12.2021)
-
Hướng dẫn mới phân loại điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 (12.12.2021)
-
NGUYÊN NHÂN BỎNG MẮT VÀ CÁCH SƠ CỨU BAN ĐẦU (12.12.2021)
-
Viêm loét giác mạc- nguyên nhân và cách phòng tránh (12.12.2021)
-
NGƯỜI KHUYẾT TẬT THỰC SỰ CẦN VIỆC LÀM! (12.12.2021)
-
Thuốc lá điện tử không phải sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá (12.12.2021)
-
90% các ca ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá (12.12.2021)
-
Ảnh hưởng của thuốc lá đối với thai nhi và trẻ nhỏ (12.12.2021)
-
Tác hại của thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ và trẻ em. (27.11.2020)
-
Tập huấn kiểm soát nhiễm khuẩn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (09.11.2020)
-
Đồng Tháp: Triển khai chiến dịch uống vắc xin OPV cho trẻ dưới 5 tuổi (09.11.2020)
-
Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cấp cứu cơ bản trong thực hiện chương trình PSS cho đội ngũ y tế cung cấp dịch vụ năm 2020 (09.11.2020)
-
Đoàn Sở Y tế giám sát công tác cải cách hành chính năm 2020 (14.07.2020)
-
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 (09.07.2020)
-
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đối thoại với cán bộ viên chức và lao động (CBVCLĐ) (09.07.2020)
-
Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Y tế tỉnh Đồng Tháp lần thứ V, giai đoạn 2016-2020 (03.07.2020)
-
Tăng huyết áp cách sử dụng máy đo huyết áp tại cộng đồng (03.07.2020)
-
Thay đổi lối sống phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm (03.07.2020)



