Bỏng mắt nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời và đúng cách thì khả năng phục hồi thị lực sau này rất thấp thậm chí dẫn đến mù. Vì thế, phòng ngừa và sơ cứu là điều vô cùng quan trọng.
Theo thống kê của khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt trung ương trong những năm gần đây, bỏng mắt xảy ra nhiều ở nam giới (85%), thường gặp ở lứa tuổi lao động từ 18 – 55 tuổi (chiếm 49%), trẻ em và học sinh cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể là 30%. Trong đó 78% là những người sống ở nông thôn.
Tác nhân chính gây bỏng mắt: được chia thành 4 tác nhân chính như sau:
– Nhiệt độ: Bỏng mắt do nhiệt được gặp với tỷ lệ cao nhất, tới gần 90%. Nhiệt độ cao bao gồm nhiệt khô (lửa, xăng, dầu, lửa điện…), nhiệt ướt (hơi nước nóng, nước sôi…). Nhiệt độ thấp – độ lạnh sâu (nitơ lỏng, tuyết carbonic…) Phản xạ chớp mắt thường giúp khép mi mắt lại để đáp ứng với một kích thích nhiệt. Do đó, bỏng nhiệt có xu hướng ảnh hưởng đến mí mắt hơn là kết mạc hoặc giác mạc, tuy nhiên phần lớn không đáng kể và có thể phục hồi mà không để lại hậu quả nào trầm trọng.
– Hóa chất: Bỏng mắt do hóa chất được gặp với tỷ lệ ít hơn bỏng nhiệt nhưng tổn thương gây ảnh hưởng nặng nề và khó khăn trong việc cứu chữa. Các chất có tính chất ăn mòn như acid, bazơ, ngoài ra còn có các chất độc hóa học dùng trong chiến tranh và các hóa chất khác có thể có ảnh hưởng đối với tổ chức cơ thể (cồn, oxy già, iode…) khi bắn vào làm mắt đau rát, kích thích dữ dội, khó mở mắt, chảy nước mắt dàn dụa, nhìn mờ hoặc không nhìn thấy gì. Mắt bị tổn thương cả mi cũng như kết giác mạc và tổ chức nội nhãn, điều trị gặp nhiều khó khăn có thể gây mù không hồi phục.
– Các vụ nổ phóng xạ gây tổn thương phối hợp do 4 yếu tố, do sóng nổ đụng dập, do tia xạ gây nhiễu xạ, do sức nóng ánh sáng chói lóa gây lóa mắt, đục thủy tinh thể, bỏng võng mạc…
– Một số tác nhân ít gặp như tia lửa hàn, tia lazer, tia cực tím…
Các bước sơ cứu cơ bản khi bị bỏng mắt
Khả năng hồi phục của mắt bị bỏng phụ thuộc vào sơ cứu, cấp cứu ở những giây phút ban đầu sau bị bỏng. Do đó, việc xử trí cấp cứu đúng cách ở nơi xảy ra tai nạn là điều vô cùng quan trọng. Việc đầu tiên cần làm loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi mắt càng nhanh càng tốt bằng cách rửa mắt với nhiều nước và kéo dài bằng nước sạch. Trong điều kiện không có nước sạch thì phải chấp nhận nước không sạch: nước ao, hồ, ruộng… Đối với trường hợp bỏng do vôi, cần gắp vôi cục ra khỏi mắt trước khi rửa.
Để rửa mắt đúng cách, người bị bỏng ngâm mặt xuống nước, phải đảm bảo mắt được ngập trong nước hoàn toàn và cố gắng chớp mắt thật nhiều lần trong nước để nước lưu thông toàn bộ bề mặt mắt. Trong trường hợp bệnh nhân không tự ngâm mặt xuống nước được thì có thể dùng bồn có vòi nước phun lên hoặc mọi người có thể giúp bệnh nhân bằng cách dùng vòi, gáo, xô, chậu… để đổ nước vào trong mắt bệnh nhân trong tư thế nằm ngửa, mắt mở chủ động hoặc người khác phải vành mi giúp.
Rửa mắt là biện pháp đơn giản nhất, không chỉ loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi mắt mà còn giảm nồng độ của hóa chất gây bỏng, không để tiếp tục xâm nhập vào các tổ chức bên trong mắt, bảo tồn chức năng sinh lý của mắt, hạn chế các di chứng về sau. Lượng nước rửa ít nhất là vài lít, thời gian rửa ít nhất từ 10 – 15 phút. Tuyệt đối không dụi mắt – việc này có thể làm mắt bị tổn thương nặng hơn, không được rửa mắt bằng dung dịch trung hòa axit bằng bazơ khiến tình trạng bỏng càng nặng hơn.
Sau khi sơ cứu cho bệnh nhân bằng việc rửa mắt cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Đặt biệt lưu ý chống chỉ định việc băng mắt mà chỉ nên che mắt. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được rửa mắt bằng các dung dịch đặc hiệu nhằm đảm bảo không còn hóa chất kết dư trong mắt. Khi đưa bệnh nhân tới viện, nên mang theo chai lọ và nhãn mác dung dịch, hóa chất gây chấn thương nếu có đến bệnh viện để nhân viên y tế xử trí nhanh nhất, chính xác và hiệu quả nhất.
Cách phòng tránh bỏng mắt:
– Đeo kính bảo hộ khi làm việc với hóa chất độc hại tại nơi làm việc. Tôn trọng và thực hiện các quy tắc an toàn lao động. Không được lơ là, chủ quan xem nhẹ các nguy cơ nguy hại trong môi trường lao động.
– Giữ các hóa chất độc hại xa trẻ em. Các hoá chất độc hại phải được cất gọn gàng ngăn nắp trong tủ kín hoặc kệ cao khỏi tầm với của trẻ em. Không để lẫn lộn thuốc nhỏ mắt với các loại thuốc nước khác. Trước khi nhỏ thuốc vào mắt phải coi nhãn thuốc cẩn thận.
– Cẩn thận với lửa, không nhìn trực tiếp vào các tia sét, hồ quang điện hoặc các bóng đèn cao áp, mặt trời..
Mỹ Hạnh –CDC Đồng Tháp
-
Hội nghị trực tuyến đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng chiến dịch mùa xuân (23.02.2022)
-
AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NGÀY TẾT “BÌNH THƯỜNG MỚI” (07.02.2022)
-
Cũng cố và nâng cao năng lực cho cán bộ phòng, chống sốt xuất huyết (12.12.2021)
-
Hướng dẫn mới phân loại điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 (12.12.2021)
-
Viêm loét giác mạc- nguyên nhân và cách phòng tránh (12.12.2021)
-
NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT! (12.12.2021)
-
NGƯỜI KHUYẾT TẬT THỰC SỰ CẦN VIỆC LÀM! (12.12.2021)
-
Thuốc lá điện tử không phải sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá (12.12.2021)
-
90% các ca ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá (12.12.2021)
-
Ảnh hưởng của thuốc lá đối với thai nhi và trẻ nhỏ (12.12.2021)
-
Tác hại của thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ và trẻ em. (27.11.2020)
-
Tập huấn kiểm soát nhiễm khuẩn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (09.11.2020)
-
Đồng Tháp: Triển khai chiến dịch uống vắc xin OPV cho trẻ dưới 5 tuổi (09.11.2020)
-
Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cấp cứu cơ bản trong thực hiện chương trình PSS cho đội ngũ y tế cung cấp dịch vụ năm 2020 (09.11.2020)
-
Đoàn Sở Y tế giám sát công tác cải cách hành chính năm 2020 (14.07.2020)
-
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 (09.07.2020)
-
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đối thoại với cán bộ viên chức và lao động (CBVCLĐ) (09.07.2020)
-
Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Y tế tỉnh Đồng Tháp lần thứ V, giai đoạn 2016-2020 (03.07.2020)
-
Tăng huyết áp cách sử dụng máy đo huyết áp tại cộng đồng (03.07.2020)
-
Thay đổi lối sống phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm (03.07.2020)



