Viêm giác mạc là gì:
- Giác mạc là một màng mỏng, trong suốt, là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút hoặc nấm xâm nhập, gây nên viêm loét giác mạc. Ở trạng thái bình thường, giác mạc trong suốt không màu, khi có một nguyên nhân tác động làm loét giác mạc thì bề mặt giác mạc sẽ xuất hiện các đốm trắng hoặc xám (to hay nhỏ) ở bất kỳ nơi nào trên giác mạc. Đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen. Một số trường hợp loét giác mạc quá nhỏ sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi dành cho khám mắt.
- Khi bị viêm loét giác mạc, người bệnh có những triệu chứng: Cảm thấy khó chịu, có cảm giác dị vật trong mắt. Mắt đau nhức, nóng rát, chảy nước mắt, chói mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, đỏ mắt, đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen, mắt nhìn mờ, sưng mi mắt, khó mở mắt, chảy mủ từ mắt.
Nguyên nhân viêm giác mạc: được chia làm 4 nhóm chủ yếu:
- Bất thường giác mạc do bệnh lý: viêm giác mạc có thể xuất hiện sau một vài bệnh lý như bệnh giác mạc bọng (tức là bọng vỡ); Pemphigoid sẹo; Viêm giác mạc do Herpes simplex với nhiễm khuẩn thứ phát; Khô mắt; Bệnh mắt hột..
- Chấn thương giác mạc: Đây là nguyên nhân thường gặp và có thể phòng tránh được. Giác mạc có thể bị chấn thương do các tác động vật lý từ bên ngoài tác động trực tiếp đến giác mạc, tai nạn lao động, giác mạc bị tổn thương do vật thể lạ bắn vào mắt, như bị lá mía, cành cây quẹt vào giác mạc , trang điểm mắt, mắt tiếp xúc với nước trong môi trường bẩn dễ gây nhiễm khuẩn, nấm và kí sinh trùng.. hay đôi khi do các dị vật giác mạc. Ngoài ra việc đeo kính áp tròng liên tục nhất là khi đeo trong khi ngủ và/ hoặc vệ sinh không đúng cách cũng dễ làm tổn thương giác mạ
- Bất thường mi mắt: Gặp ở những người có cơ địa Viêm bờ mi mãn tính; Quặm mi; Nhắm mắt không kín (ví dị do hở mi, liệt măt ngoại biên, khuyết mi mắt sau chấn thương hoặc lồi mắt); Lông xiêu
- Tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt chứa corticoid mà chưa qua thăm khám, hướng dẫn của bác sĩ
-Thiếu dinh dưỡng: Dinh dưỡng cũng rất cần thiết để có mototj đôi mắt khoẻ mạnh. Khi cơ thể bị suy dinh dưỡng, đặt biệt thiếu Vitamin A cũng dễ gây viêm loét giác mạc.
Viêm loét giác mạc nếu được điều trị tốt, khi lành bệnh vẫn sẽ để lại vết sẹo. Vết sẹo mỏng hay dày, to hay nhỏ tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh. Di chứng của viêm loét giác mạc phụ thuộc vào bệnh nhân điều trị sớm hay muộn; độ lớn, độ sâu của vết loét và nhất là tác nhân gây bệnh.
Hiện nay viêm giác mạc có thể điều trị bằng thuốc tuy nhiên đối với các trường hợp nặng phải cần can thiệp phẩu thuật cấy ghép giác mạc, thay thế phần giác mạc bị loét biến chứng thủng hoặc bị sẹo. Một số trường hợp rất nặng cần khoét bỏ nhãn cầu, múc nội nhãn.
Khi bị viêm loét giác mạc, không nên băng kín mắt vì sẽ tạo điều kiện giúp vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Không đeo kính áp tròng hay trang điểm trong quá trình điều trị bệnh; tránh để vật thể khác tác động vào mắt, không đưa tay dụi mắt. Nên đeo kính râm để bảo vệ mắt. Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm giác mạc?
Khi bị viêm loét giác mạc, bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bị nhiễm trùng mắt hoặc ngay sau khi mắt bị chấn thương. Bệnh nặng sẽ để lại di chứng về sau dù có được điều trị tốt. Do đó, quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh đúng cách
- Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động để bảo vệ mắt khi làm việc, đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi, khi tiện, hàn...
- Mang kính râm khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi cát, bụi và hạn chế sự tiếp xúc của mắt với tia cực tím. Khi bị các bệnh về mắt cần điều trị dứt điểm để tránh bị viêm nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm.
- Khi có vật lạ xâm nhập vào mắt, không dùng tay dụi mắt mà nên đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa mắt để kiểm tra và lấy dị vật.
- Điều trị tốt và dứt điểm các bệnh mắt và bệnh toàn thân có nguy cơ gây viêm loét giác mạc.
- Cung cấp đủ vitamin A và chớp mắt thường xuyên để tránh khô mắt.
- Đeo kính áp tròng đúng cách và vệ sinh kính sạch sẽ cả trước và sau khi đeo. Khi có tình trạng cộm, đau nhức cần đi kiểm tra ngay.
- Không nên trang điểm mắt quá đậm, tẩy trang đúng cách và sử các sản phẩm an toàn cho mắt và cho sức khoẻ.
Mỹ Hạnh – CDC Đồng Tháp
-
Hội nghị trực tuyến đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng chiến dịch mùa xuân (23.02.2022)
-
AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NGÀY TẾT “BÌNH THƯỜNG MỚI” (07.02.2022)
-
Cũng cố và nâng cao năng lực cho cán bộ phòng, chống sốt xuất huyết (12.12.2021)
-
Hướng dẫn mới phân loại điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 (12.12.2021)
-
NGUYÊN NHÂN BỎNG MẮT VÀ CÁCH SƠ CỨU BAN ĐẦU (12.12.2021)
-
NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT! (12.12.2021)
-
NGƯỜI KHUYẾT TẬT THỰC SỰ CẦN VIỆC LÀM! (12.12.2021)
-
Thuốc lá điện tử không phải sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá (12.12.2021)
-
90% các ca ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc lá (12.12.2021)
-
Ảnh hưởng của thuốc lá đối với thai nhi và trẻ nhỏ (12.12.2021)
-
Tác hại của thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ và trẻ em. (27.11.2020)
-
Tập huấn kiểm soát nhiễm khuẩn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (09.11.2020)
-
Đồng Tháp: Triển khai chiến dịch uống vắc xin OPV cho trẻ dưới 5 tuổi (09.11.2020)
-
Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cấp cứu cơ bản trong thực hiện chương trình PSS cho đội ngũ y tế cung cấp dịch vụ năm 2020 (09.11.2020)
-
Đoàn Sở Y tế giám sát công tác cải cách hành chính năm 2020 (14.07.2020)
-
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 (09.07.2020)
-
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đối thoại với cán bộ viên chức và lao động (CBVCLĐ) (09.07.2020)
-
Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Y tế tỉnh Đồng Tháp lần thứ V, giai đoạn 2016-2020 (03.07.2020)
-
Tăng huyết áp cách sử dụng máy đo huyết áp tại cộng đồng (03.07.2020)
-
Thay đổi lối sống phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm (03.07.2020)



